Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thực tế hiện nay

Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thực tế hiện nay

Tranh chấp luôn là điều có thể phát sinh bất cứ lúc nào trong quá trình kinh doanh. Vậy tranh chấp trong kinh doanh là gì?Làm sao để biết được đâu là một tranh chấp kinh doanh? Khi tranh chấp xảy ra, làm thế nào để giải quyết chúng? Tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài có gì khác biệt so với những tranh chấp thông thường? Cùng xem bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại 2010
  • Luật Thương mại 2010
  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP

2. Tranh chấp trong kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các tranh chấp kinh doanh thương mại là: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Như vậy, một tranh chấp kinh doanh phải hội tụ đủ 03 yếu tố:

  • Là những tranh chấp (mâu thuẫn) liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên;
  • Phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời;
  • Phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, hay có thể gọi là các thương nhân.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

3. Đặc điểm xác định vụ án tranh chấp trong kinh doanh

Để có thể xác định được một vụ án có phải là vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại hay không, cần xác định các yếu tố sau đây:

Về chủ thể:

  • Quan hệ kinh doanh thương mại có thể được thiết lập bởi giữa các thương nhân với nhau hoặc là giữa thương nhân với bên không phải thương nhân. Các cá nhân, tổ chức này phải có đăng ký kinh doanh. Như vậy, phải có ít nhất một bên tham gia là thương nhân.
  • Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty với các thành viên trong công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Về mục đích:

  • Vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại phải có mục đích lợi nhuận.
  • Chỉ cần xác định có mục đích lợi nhuận khi xác lập quan hệ kinh doanh thương mại mà khôngcần phụ thuộc vào kết quả có lợi nhuận hay không có lợi nhuận. Nếu chỉ vay tiêu dùng (hoặc vay thuộc diện xóa đói giảm nghèo) thì đó là tranh chấp dân sự

Là tranh chấp phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật,của các bên xâm hại đến lợi ích của nhau hoặc do một bên có hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích của bên kia.

Nội dung tranh chấp: những xung đột như về quyền, về nghĩa vụ và về lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, vì thế nội dung của tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên.

Tranh chấp trong kinh doanh 1
Tranh chấp trong kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngay

4. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 có 4 hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

4.1 Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

→ Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp vì nó không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.

4.2 Hòa giải

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

Về nguyên tắc hòa giải: căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Về Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

→ Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín. Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Xem thêm: Tranh chấp kinh doanh trong nội bộ công ty

4.3 Trọng tài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp: Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Về điều kiện giải quyết tranh chấp: căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
  • Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4.4 Tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành

Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp: căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:

  • Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
  • Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
  • Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
  • Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
  • Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
  • Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
  • Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
  • Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Về điều kiện giải quyết tranh chấp: căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp
Tranh chấp trong kinh doanh 2
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

5. Sự khác biệt của tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài?

Ngoài những yếu tố cần có của một vụ án tranh chấp trong kinh doanh thông thường như đã nêu ở phần trên, tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài còn phải đảm bảo các yếu tố được quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Xem thêm: Tranh chấp kinh tế

Ngoài ra, Khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được giải quyết tại Tòa án do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vấn đề đặt ra khi này là tòa án nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán của một quốc gia phụ thuộc vào điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhìn chung có hai dạng thẩm quyền xét xử: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.

  • Thẩm quyền xét xử chung: là thẩm quyền mà tòa án nước này có thẩm quyền xét xử, nhưng tòa án nước khác cũng có thể có thẩm quyền xét xử tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của quốc gia đó. Trường hợp này, các bên trong quan hệ dân sự hoàn toàn có quyền lựa chọn tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp là tòa án của một trong hai quốc gia, hoặc tòa án của một quốc gia thứ ba.
  • Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp chỉ có tòa án của một quốc gia mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định. Đối với Việt Nam, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết riêng biệt đối với những vụ án tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 469 , Điều 470 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

6. Luật sư tư vấn tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Trong kinh doanh không thể tránh khỏi việc bất đồng trong quá trình hợp tác. Với những thông tin trên, luật sư A+ chia sẻ đã giúp bạn có những phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với luật sư A+ để được giải đáp chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Liên hệ